Cách phân biệt cua Gạch và cua Thịt đơn giản chính xác và dễ làm

Cua biển là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng, là món ăn yêu thích trong danh sách ẩm thực Việt Nam ta. Tuy nhiên, cua biển lại có rất nhiều loại khác nhau nếu không tinh tế bạn sẽ dễ nhầm lẫn khi mua. Trong đó, cua gạch và cua thịt là hai loài cua dễ gây nhầm lẫn nhất. Chúng có vẻ người tương tự nhau, nên nếu không phải là “dân chuyên” thì mua nhầm là chuyện thường.

Để giúp bạn chọn đúng loại cua mà gia đình yêu thích Nam Kỳ Lân sẽ bật mí cho bạn một số đặc điểm nhận dạng khi mua cua. Giúp bạn nhanh chóng phân biệt hai giống cua này này. Nào hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết nhé!

1. Cua gạch là gì?

Chúng ta thường nhắc nhiều đến cua gạch nhưng chắc ít ai hiểu rõ về “gạch cua” là gì. Gạch cua theo nghiên cứu khoa học là nơi chứa các tế bào sinh dục của chúng. Đối với con đực thì đây là hệ thống tế bào sinh tinh, còn con cái thì là buồng trứng. Khi đến mùa sinh sản, những trứng chín sẽ được chuyển xuống vùng yếm sau đó được thụ tinh và nở thành cua con. Do đó, gạch cua rất giàu protein, một thành phần dinh dưỡng vô cùng cao. Nên gạch cua thường được yêu thích trong ẩm thực.

Cua gạch là gì

Thông thường cua gạch sẽ chiếm phần nhiều là cua cái, vì chúng có buồng trứng lớn ở trong mai để chuẩn bị cho các mùa sinh sản. Nên thông thường những ai thích ăn gạch cua sẽ chọn những con cua cái thì sẽ cho nhiều gạch ngon và béo nhất.

2. Cua thịt là gì?

Cua thịt là giống cua có nhiều thịt, các bắt cơ, càng… đều có rất nhiều thịt, giàu chất dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe. Thông thường cua thịt sẽ là cua đực, hay còn được cư dân vùng biển gọi là cua Y.

Cua thịt là gì

3. Điểm khác nhau giữa cua gạch và cua thịt

Để phân biệt cua gạch và cua thịt ta chỉ cần dựa vào phần bụng dưới của cua, tức là phần yếm cua.

  • Cua thịt hay còn được gọi là cua đực, cua Y… có phần bụng dưới là hình tam giác nhọn.
  • Cua gạch được gọi là cua cái, phần yếm của chúng có hình bầu tròn to, dùng để ôm trứng, con khi đến mùa sinh sản.

Phân biệt cua gạch và cua thịt

4. Những món ăn ngon từ cua

Như chúng ta đã biết, cua có mặt trên khắp các vùng miền trên cả nước. Cua sinh sống ở nước ngọt, nước lợ và nước mặn. Chính vì thế, cư dân ở mỗi vùng lại có cách chế biến cua khác nhau. Sau đây là một số gợi ý nấu ăn với cua.

1. Cua gạch nấu món gì ngon?

Súp cua gạch

Nguyên liệu: Ta sẽ cần 03 con cua gạch, 15 trứng cút, 2 trứng gà, 30g bột năng, 02 củ hành tím và gia vị như dầu, mắm , muối, tiêu, hành lá, bột ngọt…

Cách chế biến:

Bước 1: luộc chín cua sau đó tách thịt và gạch cua để riêng

Bước 2: phi thơm dầu và hành tím sau đó cho thịt cua vào xào sơ với gia vị. Sau đó đổ nước đã pha bột năng và các nguyên liệu đã chuẩn bị khuấy đều tay cho đến khi thấy súp có độ sánh.

Bước 3: cho gạch cua vào khuấy cùng từ 2 đến phút.

Bún riêu cua

Nguyên liệu: Cua, gạch cua, cà chua, chanh hoặc quất, rau sống ăn kèm, gia vị muối, mì chính, đậu phụ, bún.

Sơ chế cua:  

Bước 1: Cua sẽ được ngâm trong nước từ 1 đến 2 tiếng cho sạch hết đất cát rồi rửa lại sạch, bóc mai để ráo nước. Gạch cua để riêng ra bát. Cho phần thịt cua vào máy xay, xay nhuyễn, sau đó cho ra lọc lấy nước. Tiếp theo, đặt phần nước vừa vắt lên bếp đun. Khi thấy gạch cua đông lại, dùng thìa nhẹ nhàng vớt gạch cua để riêng. 

Bước 2: Đấu thái miến và rán giòn. Hành tỏi băm nhỏ, cà chua thái miếng cau, nên phi thơm hành tỏi và cà chua. Sau đó cho phần gạch cua ở trên vào đảo đều, sau 3 phút thì tắt bếp.

Bước 4: cho phần cà chua vừa xào và gạch cua nước cua rồi đun sôi lại. Thêm chút hành lá rồi tắt bếp. Cho bún đã chần qua nước sôi vào bát, xếp đậu, gạch cua lên trên, rưới đều nước cua đang nóng lên bún. Vậy là bạn đã có món riêu cua ngon ngọt.

2. Cua thịt nấu món gì ngon?

Cua rang muối

Nguyên liệu: 3 đến 4 con cua thị; bột ớt, mắm, muối, bột ngọt. đầu mè, tiêu, tỏi, chanh, ớt, rau răm, …

Sơ chế:

Bước 1: Rửa sạch cua và dùng dao nhọn đâm vào phần hõm yếm cua cho đến khi cua không còn động đậy. Sau đó cho vào ướp với muối và một số gia vị khác từ 20 đến 30 phút.

Bước 2: trộn gia vị hỗn hợp đã chuẩn bị cho vào phi thơm, sau đó cho cua vào đảo cùng. Rang đến khi cua chuyển sang màu đỏ bắt mắt và thấy gia vị bám đều trên cua là được. Chú ý nên bật lửa lớn khi rang cua.

Cua hấp nước cốt dừa

Nguyên liệu: 3 đến 4 con cua thịt, 2 trái dừa tươi, gia vị khác như muối, đường, chanh, ớt…

Chế biến:

Bước 1: sơ chế và làm sạch cua, sau đó dùng dao nhọn đâm vào phần hõm cua cho đến khi cua không còn cử động. Sau đó xếp cau vào nồi.

Bước 2: dùng phần nước dừa đã chuẩn bị dưới đều lên cua, có thể để xấp xấp mặt cua. Sau đó bật bếp đun từ 10 đến 12 phút. Khi thấy cua chuyền màu đỏ thì có thể bắc ra.

5. Mẹo chọn cua ngon khi đi chợ

  • Xem càng cua: màu lớp da lụa trên càng cua có màu hồng hoặc đỏ thì cua có nhiều thịt.
  • Yếm cua: khi sờ vào phần yếm cua thấy cứng và chắc thì cua nhiều thịt. Còn nếu thấy mềm thì là cua bị ốp.
  • Không nên chọn cua yếu, chân càng không còn cử động. Vì những con cua này sẽ không đảm bảo đủ độ tươi ngon cho món ăn của bạn.
  • Nếu thích ăn cua thịt thì ưu tiên chọn cua đực, còn nếu nấu các món cần gạch cua thì ưu tiên mua cua cái để có nhiều gạch hơn.

Mẹo mua cua cà mau ở chợ

6. Một số lưu ý khi chế biến cua

Chế biến cua tưởng chừng đơn giản và nhanh, thế nhưng nếu bạn không khéo léo bạn sẽ khiến cho món ăn mất đi mỹ quan. Cua khi chế biến thường rất dễ rụng càng khi cho vào nồi nóng. Khi bắc ra bạn sẽ thấy thân và càng cua đã rời ra. Chính vì thế, khi nấu cua bạn cần để cua chết, khi gặp hơi nóng cua sẽ không giãy giụa mạnh mà rụng càng.

Trước khi nấu, cua cần được là sạch bùn và cát để đảm bảo món ăn không mất đi hương vị thơm ngon.

Lưu ý khi chế biến cua

7. Cua kỵ với thực phẩm nào?

  • Hoa quả giàu vitamin C: những quả như cam, kiwi… khi ăn cùng cua sẽ làm tăng tính kết tủa, gây ra các bệnh về tiêu hóa và có thể gây ngộ độc khi ăn chung.
  • Khoai lang – khoai tây: khi kết hợp chung với cua sẽ gây ra các bệnh liên quan đến thận.
  • Nước lạnh: cua có tính hàn rất cao, nên khi ăn cua mà kết hợp với các đồ uống và đồ ăn lạnh sẽ làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
  • Cá Chạch: loại cá này khi ăn với cua sẽ gây ngộ độc nghiêm trọng.
  • Mật ong: Khi nấu mật ong với cua bạn sẽ gặp nguy hiểm về đường tiêu hóa, có cảm giác nôn khan khi ăn.

Bài viết trên đây, đã giúp bạn phân biệt cua thịt và cua gạch khi đi chợ. Bên cạnh đó, còn giới thiệu cho bạn một số mẹo nhỏ khi chế biến cua, giúp bạn có thêm kiến thức bổ ích về ẩm thực mỗi ngày. Cuối cùng Nam Kỳ Lân chúc các bạn có một món ăn ý nghĩa bên gia đình và bạn bè. Đừng quên ghé web để cập nhật thêm những món ăn mới từ cua và tôm biển nhé!